HÒA THƯỢNG CHÂN TÍNH CHỈ ĐIỂM 3 NGÔI CHÙA TO PHẬT LỚN CHO PHẬT TỬ YÊU QUÝ SƯ THÍCH MINH TUỆ ?
kính thưa quý vị. thầy thích chân tính nói.
Chúng ta thử đặt vấn đề sư Minh Tuệ có tự mình giác ngộ đi xuất gia hay không ? có giống như đức phật thích ca khi đi qua bốn cửa thành thấy cảnh già bệnh chết mà giác ngộ đi xuất gia hay không? Thầy nghĩ chắc là không ? vậy sư Minh Tuệ Giác Ngộ đi xuất gia là từ đâu?
kính thưa quý vị. thầy thích chân tính cũng nói
hiện tại, ngay thành phố Hồ Chí Minh này, có một số chùa lớn, như, Pháp Viện Minh Đăng Quang ở quận Hai, thuộc hệ phái Khất Sĩ, có thể nói, ngôi chùa này đẹp và lớn nhất Thành phố hiện nay. chúng ta cứ thử đến đó tìm hiểu xem, chư tôn, hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng ở đó tu hành như thế nào ? ngôi chùa thứ hai, là chùa Bửu Quang ở quận 9 thuộc Phật giáo Nam Tông, cũng là ngôi chùa đẹp, nguy nga trán lệ, khuôn viên rất rộng lớn, vì trụ trì hiện nay, là hòa thượng viên Minh. Chúng ta thử đến đó tìm hiểu xem sự tu hành của ngài như thế nào. ngôi chùa thứ ba, là Huệ Nghiêm, ở quận Bình Tân, còn gọi là Phật Học Viện Huệ Nghiêm, nơi đào tạo tăng tài nổi tiếng về giới luật của miền Nam, cũng như Việt Nam. vị trụ trì hiện nay là Hòa thượng Minh Thông. ngôi chùa này khuôn viên rộng lớn kiến trúc độc đáo, đặc biệt có một pho đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngoài trời có một không hai tại Việt Nam. cũng được xem là một trong những ngôi chùa đẹp của thành phố Hồ Chí Minh. quý vị thử đến đó tìm hiểu xem, Chư Tôn Đức tăng ở đây tu hành như thế nào ? quý vị chỉ cần đi tìm hiểu ba ngôi chùa này, xem, có phải như một số người nói những vị sư tu ở chùa to Phật lớn đều là giả tu hay không.
kính thưa quý vị - quý vị vừa nghe thầy thích chân tính nêu tên một một chùa nổi tiếng, hoành tráng ở thành phố hồ chí minh, mục đích của thầy chân tính là gì vậy quý vị ?
mời quý vị nghe thầy chân tính nói tiếp
Chúng ta không nên có những lời khen chê thiếu Chánh tư duy. chẳng hạn như hiện nay, có một số người ái mộ sư Minh Tuệ, thấy sư Minh Tuệ tu hành khổ hạnh, cho là tu hành chân chính, rồi chê những vị sư khác là tu hành Dã dối, có người lại so sánh sư Minh Tuệ Tu hành không có chùa, không ở chùa mới là chân tu, còn sư nào làm chùa to chùa đẹp, hoặc ở chùa to chùa đẹp là tu giả dối.
đại chúng nghĩ sao Câu nói này? theo thầy nghĩ, có lẽ sư Minh Tuệ chưa từng nói lời này, sư cũng chưa từng khen mình chê người, chỉ có những người nóng vội, có cái nhìn chưa thấu đáo, thiếu Chánh tư duy mới phát ngôn như vậy. những người này không chỉ xúc phạm đến các bậc cao tăng thời hiện tại, mà còn xúc phạm cả Đức Phật Thời Quá Khứ. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
KÍNH THƯA QUÝ VỊ, ĐÓ LÀ NHỮNG LỜI TRÍCH TRONG VIDEO GIẢNG PHÁP CỦA THẦY THÍCH CHÂN TÍNH.
SONG TA mời quý vị cùng tìm hiểu tìm hiểu xem, thầy Thích Chân Tính nói, chỉ có những người nóng vội có cái nhìn chưa thấu đáo, thiếu Chánh tư duy, mới phát ngôn như vậy, mời quý vị cùng tìm hiểu Coi những người nóng gọi đó là ai ở dưới phần video này.
THẦY THÍCH CHÂN TÍNH NÓI TIẾP
Kính thưa đại chúng, một người tu hành chân chính, không bao giờ khen mình chê người, không tự cao tự đại, luôn Khiêm hạ để giữ gìn phẩm chất đạo đức của mình. đối với người phật tử, chúng ta luôn ghi nhớ và thực hành bài pháp bát chánh đạo. khi chúng ta muốn nói một lời gì, cần phải có Chánh kiến, Chánh tư duy, thì lúc phát ngôn mới có Chánh ngữ được. Ngược lại, nếu chúng ta có cái thấy sai, sẽ nghĩ sai, và dẫn đến lời nói sai. Chúng ta không nên có những lời khen chê thiếu Chánh tư duy. chẳng hạn như hiện nay, có một số người ái mộ sư Minh Tuệ, thấy sư Minh Tuệ tu hành khổ hạnh, cho là tu hành chân chính, rồi chê những vị sư khác là tu hành giả dối, có người lại so sánh sư Minh Tuệ Tu hành không có chùa, không ở chùa mới là chân tu. còn sư nào làm chùa to chùa đẹp, hoặc ở chùa to chùa đẹp là tu giả dối. Đại chúng nghĩ sao Câu nói này? theo thầy nghĩ, có lẽ sư Minh Tuệ chưa từng nói lời này, sư cũng chưa từng khen mình chê người, chỉ có những người nóng vội, có cái nhìn chưa thấu đáo, thiếu Chánh tư duy, mới phát ngôn như vậy. những người này không chỉ xúc phạm đến các bậc cao tăng thời hiện tại, mà còn xúc phạm cả đức Phật thời quá khứ.
đại chúng ở đây nghĩ như thế nào ? Đức Phật có ở chùa to chùa đẹp hay không ? Thầy nghĩ là có đó. đại chúng hãy bình tĩnh lắng nghe rồi sẽ hiểu.
KÍNH THƯA QUÝ VỊ. SONG TA MỜI QUÝ VỊ CÙNG VỚI SONG TA CÙNG LẮNG NGHE, ĐỂ XEM THẦY THÍCH CHÂN TÍNH DIỄN GIẢI NHƯ NÀO. THÀY THÍCH CHÂN TÍNH DIỄN GIẢI NHƯ THẾ NÀY
Đức Phật lúc xuất gia Tầm Đạo, ngài cũng tu hành Khổ Hạnh, cũng sống độc cư trong rừng, một mình đi tìm chân lý, khi tu hành đắc đạo, đức phật đi đây đó để Hoằng Pháp Lợi sinh. nếu Phật chỉ tu một mình, thì Ngài không cần chỗ ăn chỗ ở, ăn thì đi khất thực, ở thì gốc cây cũng xong. về sau, Phật nhận rất nhiều đệ tử xuất gia, thì phải có chỗ ở để Chư tăng che mưa đỡ nắng chứ, hoặc lúc đau bệnh thì phải có nơi điều trị Tịnh dưỡng. đây là nhu cầu cần thiết của cuộc sống tu hành lâu dài, chứ không thể ở ngoài trời mãi được. mặt khác, khi các phật tử đến nghe phật thuyết pháp, cũng phải có chỗ ngồi, có chỗ che mưa đỡ nắng. từ đó, vấn đề chỗ ở, là phương tiện cần thiết để Chư tăng có nơi tu hành, và phật tử có chỗ để đến Nghe pháp tu tập.
đại chúng có còn nhớ hay không. một lần nọ Cấp Cô Độc đi đến thành vương xá, được nghe Đức Phật thuyết pháp, Ông thấy bài pháp Đức Phật giảng quá Hay, quá lợi ích, ông liền phát Khởi Tâm mong muốn cho người dân nước xá vệ của mình biết được Phật Pháp. ông liền cầu Thỉnh Phật về xá vệ để thuyết pháp cho mọi người ở xứ ông được nghe, để được lợi lạc. lúc đó Đức Phật rất hoan hỉ hứa Khả, nhưng đức Phật nói là, hiện nay bên nước xá vệ chưa có chỗ để Chư tăng dừng chân tu tập và hành đạo,
thế là ông phát nguyện sẽ về xá vệ xây dựng tinh xá để Thỉnh Phật và Chư tăng về Hoằng Pháp, Sau đó ông về xá vệ đi tìm đất khắp nơi, và thấy khu vườn của Thái tử kỳ đà vừa đẹp, vừa không xa, không gần thành phố, rất tiện cho việc Hoằng Pháp. ông đã bỏ vàng ra mua đất này, và xây dựng tinh xá kỳ viên, sau đó Thỉnh Phật và Chư tăng về ở tu hành và Hoằng Pháp Lợi sinh. Xin hỏi đại chúng, tinh xá kỳ viên này có đẹp không, có rộn lớn không. Đây là khu vườn của Thái tử kỳ đà, Chắc chắn là phải đẹp rồi, đúng không ạ.
KÍNH THƯA QUÝ VỊ. Đó là cái câu dẫn dắc, mà thầy thích chân tính trích, để diễn giải trên cái buổi giảng pháp của thầy cho Phật tử nghe, đây, cũng có thể là một trong những cái đoạn trích ở trong một cái kinh sách để lại của một vị tác giả nào đó. nhưng nếu như diễn giải mà không rõ cho Phật tử nghe, thì Phật tử cứ dựa vào cái một cái ý tưởng trước mắt như vậy, dẫn đến phật tử người ta cứ hiểu là cúng dường để được phước đức công đức. chỗ này nó là cái chỗ mà có thể là dẫn đến phật tử nghe và chưa có hiểu rõ và dẫn đến phật tử sẽ cúng dường mà không cần đắng đo, đó là cái đoạn trong chỗ này
Và Ngôi tinh xá này cũng rất rộng lớn, và nhà cửa cũng rất nhiều, mới có thể chứa được hơn 1000 vị tăng. có đúng không ạ.
Như vậy thì ai nói ngày xưa đức Phật và Chư tăng không ở chùa to chùa đẹp. những người này, có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ hay không. Nếu người chưa đủ Chánh kiến, Chánh tư duy, sẽ rất dễ nói sai, vô tình xúc phạm đến Đức Phật và Chư tăng thời quá khứ mà không biết.
còn Lộc mẫu giảng đường, do bà visakha bỏ tiền ra xây dựng cúng cho đức Phật và Chư tăng.
kính thưa quý vị.
cúng cho đức Phật và Chư tăng thời Đức Phật. Còn bây giờ là thời mạt pháp, Phật Thì đâu còn nữa, tăng thì quá nhiều, trong đó, tăng cao, tăng lùng, mà tăng bây giờ, là Toàn xài mã QR để quét, Không còn giống như tăng xưa nữa, mà tăng bây giờ, là lùng tăng, ú tăng, toàn là tăng hiện đại không à, Cho nên, mà nếu mà cái đoạn này, thầy dẫn giải, mà phật tử nghe, mà không hiểu rõ, không hiểu từng chi tiết, thì rất dễ dẫn đến phật tử nghe, và cứ cúng dường được phước báo, mà cái kiếp Hiện tại thì đang khốn đốn có đất thì đem cúng, còn kiếp tương lại thì không biết, mù mịt, mà cứ cúng để có kiếp sau.
trong kinh tiểu bộ mô tả là, rộng lớn, và hoành tráng, Trang Nghiêm, tố Hảo, như cung điện của chư thiên. vậy, Đức Phật và Chư tăng sống tu hành ở trong Lộc mẫu giảng đường này, chẳng lẽ cũng đều là tu hành giả dối hết hay sao.
Quý thầy dẫn giải như thế này thì phật tử cứ cúng hết. Phật tử cũng hết. vậy Căn cứ vào đâu, mà cho rằng, cái đoạn này được viết đúng cốt chuyện vào thời Đức Phật. Ai là người viết cái cốt chuyện này thời Đức Phật, và truyền đến đây là qua bao nhiêu đời, đã qua bao nhiêu lần chỉnh sửa, và được công chúng cũng như phật tử tín nhiệm cao, và tin tưởng theo cái bài viết, mà thầy đã trích Để giảng pháp này hay không.
đó là thầy nói về quá khứ thời Đức Phật. còn ở hiện tại, ngay thành phố Hồ Chí Minh này, có một số chùa lớn, như, Pháp Viện Minh Đăng Quang ở quận Hai, thuộc hệ phái Khất Sĩ, có thể nói, ngôi chùa này đẹp và lớn nhất Thành phố hiện nay. chúng ta cứ thử đến đó tìm hiểu xem, chư tôn, hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng ở đó tu hành như thế nào ? ngôi chùa thứ hai, là chùa Bửu Quang ở quận 9 thuộc Phật giáo Nam Tông, cũng là ngôi chùa đẹp, nguy nga trán lệ, khuôn viên rất rộng lớn, vì trụ trì hiện nay, là hòa thượng viên Minh. Chúng ta thử đến đó tìm hiểu xem sự tu hành của ngài như thế nào. ngôi chùa thứ ba, là Huệ Nghiêm, ở quận Bình Tân, còn gọi là Phật Học Viện Huệ Nghiêm, nơi đào tạo tăng tài nổi tiếng về giới luật của miền Nam, cũng như Việt Nam. vị trụ trì hiện nay là Hòa thượng Minh Thông. ngôi chùa này khuôn viên rộng lớn kiến trúc độc đáo, đặc biệt có một pho đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngoài trời có một không hai tại Việt Nam. cũng được xem là một trong những ngôi chùa đẹp của thành phố Hồ Chí Minh. quý vị thử đến đó tìm hiểu xem, Chư Tôn Đức tăng ở đây tu hành như thế nào ? quý vị chỉ cần đi tìm hiểu ba ngôi chùa này, xem, có phải như một số người nói những vị sư tu ở chùa to Phật lớn đều là giả tu hay không.
Những người phát ngôn như vậy, có xúc phạm đến các bậc cao tăng hay không? hiện tại, ở Thái Lan, có trung tâm thiền Dhamma ka za rất lớn, mỗi lần có khóa tu hoặc ngày lễ, phật tử về tham dự lên đến hơn 100000 người. với số lượng người đông như thế, nếu không có chỗ ăn, không có chỗ Nghe pháp, thì ngồi ở đâu. ngoài những chỗ ăn chỗ ở, còn phải có bãi đậu xe cho hàng nghìn chiếc xe nữa, với số lượng xe nhiều như vậy, thì bãi đậu xe rộng cỡ nào. quý vị cứ thử tưởng tượng xem coi sao, rồi chúng ta cứ thử nghĩ xem, một ngôi chùa tổ chức cho hàng trăm nghìn người về tu học như thế, thì cơ sở lớn hay nhỏ ? tiền bạc xây dựng và chi phí cho những ngày tu với số lượng hàng trăm nghìn người như vậy là nhiều hay ít ?
cái này thì tu vậy là do mình bày ra, mình nghiên cứu mình đưa ra, mình kêu gọi, mình chiêu sinh để phật tử về quy tụ về, nhằm mục đích Hoằng Pháp với mọi Tần lớp, chứ Phật phật tử đâu có tự nhiên mà đi tìm về. hiện tại ở mạng xã hội có rất là nhiều nhà trí thức, người ta đã tích lũy từ những bài kinh của những người Thảo dịch rất có uy tín, rất được tính nhiệm. người ta tìm hiểu, và người ta tự đọc, và người ta tự học hỏi ở những bậc Trí Đức đó, để có một cái nhìn đa góc về kinh điển, được truyền thừa lại từ ngàn đời nay, đồng thơi, những người đó, người ta sẽ đi thực tế đến các cái buổi giảng pháp của một số vị chân tu có uy tín ở các ngôi chùa, để ta chứng kiến thực tế, mắt thấy tai những bài pháp, và cử chỉ cũng như không gian ở đó để tiếp thu thêm và người ta so sánh. thì khi người ta đến thực tế như vậy, có những ngôi chùa giảng pháp, nhưng không có những cái kênh thực tế như vậy có những ngôi chùa giảng nhưng không có cái kênh để chia sẻ ở trên không gian mạng, nhưng rất có ý nghĩa, rất có lợi. còn những ngôi chùa chia sẻ rầm rộ ở trên nền tảng mạng xã hội, Hình như, là gối gọn lại chữ cúng dường, để có phước đức và công đức. vậy đó có phải là lý do, khi thầy, sư Thích Minh Tuệ Xuất hiện, thì Hàng loạt những lời chế bay, phỉ bán, so sánh giữa sư thầy Thích Minh Tuệ với các cao tăng, lùng tăng, ú tăng, hay không
mời quý vị nghe tiếp
việc làm này, có đem lại lợi ích cho mọi người cho đạo Pháp hay không ? quý vị hãy nhìn những việc làm Hoằng Pháp Lợi sinh của các sư. chớ vội phê phán ai ở chùa to chùa đẹp, đều là tu giả dối hết. Tất nhiên, trong một đoàn thể cũng có người tốt người chưa tốt, người làm đúng người làm chưa đúng. ai làm sai thì nhân quả của cá nhân người đó, không Vì một vài người làm sai, mà quý vị phê phán phỉ bán cả một tập thể Chư tăng. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Ở đây, gần như người ta không có gộp, hay bao gồm cả một tập thể Chư tăng nào hết, mà người ta đã phân biệt rõ, lùng tăng, ú Tăng, hoặc là tiến sĩ phật học, chứ người ta đâu có bao gồm. Tại sao người ta không chế bay, không phỉ bán những vị sư, chẳng hạn đơn giản nhất, đó là Sư Thích Minh đạo ở ngoài Vũng Tàu, chỉ vì có cái lời nói rằng, là hình ảnh hiện diện của sư thầy thức Minh Tuệ, làm cho thầy nhớ lại hình ảnh của đức Phật, rồi lập tức thầy bị kỷ luật, rồi cò còn nhiều vị sư nữa, thì người ta lại được cộng đồng mạng tán thán, cũng như những phật tử mà trước đây từng đến các ngôi chùa to, để học phật pháp, người ta lại cũng tán thán vị sứ đó. còn những vị, thì có 1 nhà văn ví vị đó bóng lưỡng ú nu gióng như con nhộng vậy đó. thì những vị đó bị lôi ra , mỗ xẻ. nào là bằng giả, rồi nào là hùng phước để đổi công đức đủ hết các kiểu. rồi nào là người có tâm đạo thì cúng nhà. người có tâm thành thì cúng miễu, cúng thất cho chùa .. vâng vâng
kính thưa quý vị. để phản biện lại vấn đề này của thầy thích chân tính, một người tên là huỳnh lương ngọc chi sẽ rằng.
Bạn cứ thực hành Phật pháp theo cách của mình : hãy đi những Chùa bình dị, chùa đơn sơ, hãy gặp các sư chuyên tâm tụng kinh và giảng về Phật pháp, và hãy tu theo cách của mình. Hãy tránh xa các Chùa to bự, chùa xây với quy mô hoành tráng, nơi các con người Giống Sư xa rời Phật pháp mà chỉ thích rao giảng về tiền bạc, về danh lợi, Đó chỉ là các nơi giống Chùa, nhưng không phải là Chùa. Đó chỉ là những con người giống Sư, nhưng không phải là Sư ! Đi đến đâu để Tu và Tu như thế nào là do mình chọn ! Vì từ lâu đã có câu. Chiếc Áo Không Làm Nên Thầy Tu. Nhìn người mặc áo cà sa và tin tưởng ngay đó là thầy Tu, thì đó là do lỗi nhận thức ban đầu của mình. Họ mặc áo tu, nhưng có khi họ chỉ là tu dạo, ta không vì thế mà mất niềm tin vào Phật Giáo.
" Phật giáo đang bị phá nát một cách có tổ chức và có hệ thống. Phật giáo chỉ có thể được cứu nếu tự thân các Phật tử học Phật và hiểu Phật. Điều đó không thể có được bằng việc rủ nhau đi xem một hiện tượng với lòng hiếu kỳ tò mò. Việc có quá nhiều người, ngày càng nhiều, vẫn tiếp tục ngồi lắng nghe những lời giảng bậy bạ của những tăng ma, mới chính là thứ cần được xem là một hiện tượng đáng lưu tâm. Nó không còn là một tín hiệu dự báo một điềm không lành. Nó đã là một xác chứng cho thấy Phật giáo đang thật sự bị phá nát, bởi một phần từ chính những người gọi họ là Phật tử.
Trong thời mạt pháp này, sự xuất hiện của ngài thích minh tuệ ít nhiều cũng khai mở cho những cái đầu u mê bấy lâu nay bị bọn xàm tăng dắt mũi.
Thật lòng, dân tình đã quá ngán ngẫm với những người ngồi mát ăn bát vàng, đi xe sang, dùng trang sức tiền tỷ, và rao giảng những thứ trái ngược lại với giáo lý nhà Phật mà không hề gặp bất kỳ rắc rối nào hàng chục năm qua.
Ngày xưa, xã hội nghèo khó, các vị sư làm lụng, tăng gia, cấy lúa, trồng rau, lấy lương ăn qua ngày để tụng kinh niệm Phật. Khoảng hơn 20 năm nay, xã hội phát triển, kinh tế phát triển, doanh nghiệp bùng nổ, thể loại kinh doanh khu du lịch tâm linh cũng bùng nổ luôn. Từ đó, nhiều quần thể chùa mới được ra đời để kinh doanh. hầu hết, ở cả ba miền, Bắc, Trung, Nam, đều có những khu chùa kinh doanh tâm linh như vậy. Đây là nghề kinh doanh có thể không phải kê khai thuế không bị áp lực, chỉ cần thổi bùng lên sự huyền bí dựa trên điển tích nào đó, hoặc thuyết pháp về nhân quả đánh vào lòng hướng thiện vốn có của dân tộc là thành công. Vì vậy, rất nhiều chùa đã in cả những điều về nhân quả treo bên ngoài chùa. bên trong, thì các vị sư thuyết pháp về luật nhân quả hướng tới lòng trắc ẩn của dân chúng. Bên cạnh các chùa, thì các đền các phủ, cũng nổi lên nhiều vô kể, từ việc cầu an đến xin ấn đầu năm, từ việc hầu đồng, đến việc giải nghiệp, từ việc cầu an thuần túy, đến việc cầu danh cầu lợi, cầu quan, cầu lộc, vân vân. cũng bởi các lãnh đạo đầu năm đi đóng ấn cầu quan, cầu danh, kéo theo doanh nghiệp nịnh quan, mà cúng tiền vào các đình chùa để chúc phúc cho quan, cũng bởi nhiều quan to bỏ tiền ra xây chùa sửa miếu… cho nên, nó mới đẩy trào lưu buôn thần bán thánh lên cao như vậy! Người dân thấy quan đi chùa nào, phủ nào, thì lao theo như con thiêu thân, cũng mong hưởng chút phúc báo… (hội chứng làm theo, nói leo) đã trở thành văn hóa của một bộ phận không nhỏ từ quan chức đến người dân. Những nhà sư chân tu mà không giữ được giới pháp, thì dần dần hư hỏng, thế, mới sinh ra những nhà sư mà mạng xã hội phong cho là sư thích cúng dường…!!! Ngày xưa, thầy chùa khiêm tốn giữ gìn đạo hạnh, bây giờ, thầy chùa kênh kiệu tinh tướng, cậy vào các mối quan hệ với các quan chức, cậy có nhiều tiền từ dân cúng dường… nên họ đã tự biến mình thành ma tăng, quỷ tăng, tà tăng, ác tăng, khẩu tăng, dục tăng… họ quên đi nghĩa vụ của mình trước Phật, họ mượn Phật làm bùa hộ mệnh để kiếm tiền, họ lấy danh của Phật để áp đặt lôi kéo Phật tử theo họ, và không ít Phật tử mê muội vì sư có nhiều tiền, sư đẹp trai, sư có quan hệ với chính quyền, xin nọ, nhờ kia, sư có nhiều đất lắm… Tu sĩ Thích Minh Tuệ xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm mà xã hội đang hoài nghi, đang thị phi về các sư hổ mang trong các chùa lớn! Vì thế, đã tạo thành một cơn bão lớn thức tỉnh rất nhiều người, họ so sánh đạo hạnh giữa chân tu và giả tu, giữa chính nguyện và tà nguyện, giữa tốt và xấu. phải nói lời cảm ơn sự xuất hiện của Tu Sĩ Minh Tuệ. Người dân có thể điều chỉnh lại nhà chùa, tìm lại chân tu bằng cách đến chùa lễ Phật chứ không cần lễ sư, chỉ mua hoa quả thực phẩm cúng dường chư Phật, chứ không mang tiền đến để cúng sư. Đừng sợ mất phước, vì Phật cần tấm lòng chứ Phật không cần tiền bạc! Hãy làm như thế, chỉ cần 3 đến 5 năm, thì những vị chân tu sẽ ở lại chùa, còn bọn giả tu ắt sẽ hoàn lương. Như vậy, chùa sẽ sạch, Phật sẽ chứng, dân phải biết tạo phúc cho mình bằng cách thanh lọc các chân tu để giữ sạch đạo mà Phật đã đi. •Huỳnh Lương Ngọc
kính thưa quý , quý vị nghe huỳnh lương ngọc phản biện lại như vậy có hợp lý không ..
thầy chân tính nói tiếp ..
chưa ai nghe sư Minh Tuệ khen mình chê người, nói xấu Chư tăng, phỉ bán các sư, những ai ái mộ sư, phải học tập theo gương Hạnh này của sư, cũng không nên nói xấu phỉ bán các bậc tu hành chân chính. đó, mới là người có trí tuệ và đạo đức.
phật Giáo như một vườn hoa đẹp, mỗi loại hoa góp phần cho vườn hoa thêm xinh đẹp, mỗi bông hoa toát lên vẻ đẹp lung linh của nó. tăng đoàn của Phật giáo, là một tổ chức tu hành Thanh Tịnh hòa hợp, mỗi vị tăng tu hành theo hạnh nguyện của mình, đều góp phần làm đẹp cho Phật giáo. trong giáo đoàn thời Đức Phật có ngài Ca Diếp chuyên tu hành đầu đà. Ngài Xá Lợi Phất và mục Kiền liên, chăm lo việc tu tập trong đại chúng, hướng dẫn các thầy mới Thọ tỳ kheo, cũng như các Chú Sa Di, những điều cần thiết và các pháp tu hành. hai vị này, chính là cánh tay trái và cánh tay phải của thế tôn trong việc giáo hóa độ chúng. ngài Phú lâu na thì có hạnh thuyết pháp, dù khó khăn hay gian khổ, ngài cũng không từ nan trong chí nguyện độ sinh. chúng ta không nên cho rằng, ngài Ca Diếp tu hạnh đầu đà như thế mới là bậc chân tu. còn Ngài Xá lợi phất Mục Kiền liên hay các đại đệ tử khác của phật lo tiếp tăng độ chúng làm các phật sự không phải là bậc chân tu. Thật ra, các ngài đều là bậc chân tu cả, tùy theo hạnh nguyện của mỗi vị mà có sự tu hành khác nhau, ai kính trọng sư Minh Tuệ thì cứ ca ngợi tán thán Hạnh tu của sư. nhưng, không nên đem sư ra để so sánh, chê bay, phê bình, phỉ bán những vị sư khác. có người còn cho rằng, ai xuất gia tu hành Khổ Hạnh như sư Minh Tuệ mới là chân tu, còn những vị sư không tu hành Khổ Hạnh, đều là giả Tu.
những người so sánh như vậy có đúng không ? các bậc cao tăng Thạt Đức, cả đời tận tụy vì việc Hoằng truyền chính Pháp từ hàng nghìn năm đến nay, nhờ công lao to lớn của các bậc cổ Đức. mà, bây giờ chúng ta mới có kinh sách để đọc, có chùa để nương tựa tu học Phật pháp. Chẳng lẽ, chỉ có người tu hành Khổ Hạnh mới là chân tu, còn ai không tu hành Khổ Hạnh, đều là giả Tu hết hay sao ? quý vị không thấy được công lao to lớn của các ngài đối vật Pháp hay sao, mà lại có lời phê phán như thế. nếu như không có hòa thượng Thích quản Đức đã tự thiêu, hy sinh thân mình để bảo vệ cho Phật giáo, lệu chúng ta có còn cơ hội được tu hành như ngày hôm nay hay không ? Chúng ta thử đặt vấn đề sư Minh Tuệ có tự mình giác ngộ đi xuất gia hay không ? có giống như đức phật thích ca khi đi qua bốn cửa thành thấy cảnh già bệnh chết mà giác ngộ đi xuất gia hay không? Thầy nghĩ chắc là không ? vậy sư Minh Tuệ Giác Ngộ đi xuất gia là từ đâu?
theo thầy nghĩ
một. là sư đọc Phật Pháp trong các kinh sách. hai. là sư Nghe các thầy giảng kinh thuyết pháp, nên mới giác ngộ đi xuất gia. vậy kinh sách mà sư Minh Tuệ đọc để hiểu Phật pháp rồi giác ngộ Đi Tu là từ đâu ra. Có phải do biết bao công lao khó nhọc của các bậc cao tăng Thạt Đức, tu hành cả đời, dày công dịch kinh từ chữ pali và chữ Hán ra tiếng Việt hay không. bộ ni ca gia, do Hòa thượng Minh Châu cả đời Dịch từ chữ pali ra tiếng Việt cho chúng ta học tu. các bộ kinh Đại Thừa, do Hòa thượng Trí Tịnh, cả đời Dịch từ chữ Hán ra tiếng Việt cho chúng ta học tu. còn hòa thượng Thiện Hoa, cả đời viết sách, soạn ra bộ Phật Học Phổ Thông cho chúng ta tu học. chẳng lẽ, quý vị không thấy được công lao to lớn, công đức vô lượng vô biên của các vị cao tăng, cả đời tận tụy Hoằng Pháp Lợi sinh phát triển Phật giáo hay sao. Nếu không có các bậc cao tăng Thạt Đức dịch kinh sách, thì sư Minh Tuệ có biết phật pháp mà giác ngộ để đi tu hay không. có biết tu hành Khổ Hạnh là gì hay không. Chẳng lẽ chỉ có người tu hành Khổ Hạnh mới là chân tu. còn các bậc cao tăng Thạt Đức, cả đời tu hành, dịch kinh viết sách, giảng giải Phật pháp, đều là tu giả dối hết hay sao.
kính thưa quý vị mời quý vị cùng tìm hiểu về công đức xem công đức ở đâu mà có..
Vậy công đức ở đâu ra? Lớn đến cỡ nào? mà ngày nào cũng phát nguyện, hồi hướng cho khắp tất cả đệ tử và chúng sinh”?
Công đức ở đâu ra? Ở trong mỗi mỗi chúng sinh. Nó bình đẳng tuyệt đối, ở Phật cũng không tăng, ở chúng sinh cũng không giảm. Là cái mà Trúc Lâm Đại sĩ (tức Phật hoàng Trần Nhân tông) gọi là gia trung hữu bảo (trong nhà có của báu).
Lớn đến cỡ nào? Lớn vô tận, đến nỗi cúng hoài cũng không bớt, mà nhận mãi cũng chẳng thêm. Giống như cái giếng (Thủy Phong Tỉnh), nước trong giếng thì múc lên không cạn bớt, rót xuống chẳng đầy thêm.
Công đức ấy là cái gì mà kì diệu như vậy? Giáo lý Đại thừa chỉ ra rằng, công đức chính là trí tuệ. Duy Thức luận nói: “A Lại Da thức (thức thứ chứa đầy đủ mọi công đức”, thì công đức chính là trí tuệ, là tính Viên Giác tròn đầy. Nghĩa là công đức cũng chính là Phật tính, là Như Lai tạng Chương Thập hồi hướng trong kinh Lăng Nghiêm gọi là “Vô tận công đức tạng”, thì “Vô tận công đức tạng” là “tự tính” bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm của mỗi mỗi chúng sinh. Đem “Vô tận công đức tạng” ra hồi hướng, dẫu cho khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, thì cũng không bao giờ cạn.
Nghĩa là công đức không phải ở nải chuối, không phải ở mệnh giá của đồng tiền, mà ở trong tâm người cúng dường, thì dẫu cúng một hạt vừng, một chén nước lã, vẫn có thể (và có quyền) phát nguyện hồi hướng, cho tất cả mọi chúng sinh. Các phật tử (và cả chúng ta nữa) nên nhớ kĩ điều này, chớ nghe bọn ma tăng Thích cúng tiền, Thích cúng nhà, Thích Múc Chúng Sinh lừa bịp.
Hiểu được như thế, và ai cũng làm như thế, thì bọn ma tăng sẽ có nguy cơ bị đói, phải đi lao động lấy mà ăn. Nhưng các phật tử chớ lo, vì chính các ma tăng cũng nằm trong số chúng sinh được “hồi hướng công đức”, thì tất có ngày, họ cũng sẽ được “trọn thành Phật đạo”.
Nam mô Vô Tận Công Đức Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Cúng dường ai thì được phước báu lớn?
Một bộ phận Phật giáo Việt Nam thường lưu truyền 1 lý thuyết được cho là của Phật dạy về 14 hạng được cúng dường. Cao nhất là cúng dường các Đức Như Lai thì công đức không thể nghĩ bàn. Thấp nhất là hạng 14 là cúng dường cho loài bàng sinh thì cũng được 100 phần công đức. Ở giữa khoảng này, thì cúng dường cho các vị đã chứng các quả vị, thì công đức cũng rất lớn (theo cấp số nhân so với hàng bàng sanh).
Rất nhiều nhà sư cũng rất tích cực truyền bá lý thuyết này. Kiểu: Anh A ở 1 kiếp nào đó nhờ vô tình cúng 1 bát cơm cho 1 vị chân tu mà hưởng quả giàu có ở rất nhiều kiếp sau.
Về cơ bản, lý thuyết này chấp nhận được. Nhưng có lẽ cái sai lớn nhất lại nằm ở cách diễn giải lý thuyết. Cúng dường được hiểu trần trụi là cúng tiền, và tài vật cho 14 hạng này. Và như vậy, thì cúng tiền, và tài sản cho Phật, cho Tăng đoàn, thì tất nhiên là công đức sẽ cấp số nhân so với giúp chúng sinh, giúp người nghèo. Vì thế, chúng ta thấy cảnh Phật tử chen nhau quỳ gối cúng dường cho các Sư, chen nhau nhét tài vật, tiền bạc vào tay các Sư.
Mình cứ tự hỏi, vì sao một mặt Đức Phật hướng dẫn chúng ta giữ tâm thanh tịnh, trong sáng, không phân biệt: yêu- ghét, giàu- nghèo, khổ- lạc. Thế mà lý thuyết này lại quá sức phân biệt như thế?
Suy ngẫm thì mình cho rằng, lý do cúng dường 1 vị Phật được phước báu vô lượng phải được hiểu là: nhờ có cơ hội gặp được 1 vị Phật, và siêng năng học hỏi- thực hành như lời Người dạy, nên chúng ta được giác ngộ - được giải thoát - và đó chính là công đức vô lượng. Và ở đây khái niệm cúng dường không đơn giản là vật phẩm, mà chính là sự học hỏi- thực hành nghiêm túc của chúng ta. Đây mới chính là cúng dường cao quý nhất.
Khi thực hành cúng dường bằng hình thức thực hành đúng chánh pháp thì giúp 1 loài bàng sanh, làm 1 việc nhỏ nhất chúng ta cũng đang là cúng dường chư vị Như Lai.
Rất nhiều tăng ni hiện nay, đặc biệt là xàm tăng, chỉ giảng cúng dường ở bậc tài vật (hoặc chỉ sử dụng ví dụ ở bậc tài vật). Điều này khiến cho Phật tử trở nên tranh nhau cúng dường cho các chùa, các sư, tranh nhau nhét tiền vào hòm công đức. Chùa càng lớn, Sư càng nổi tiếng thì càng dễ được cho là Chân tu, thì càng được cúng dường nhiều. Đây chính là cái nguy hại của việc bẻ cong giáo pháp. Khiến cho hiện tượng khởi nghiệp tâm linh trở thành 1 ngành hót hiện nay.
Suy nghĩ về cúng dường, bố thí (dana), hiểu sao cho đúng????
Mình cũng quen một số Sư trẻ, qua nói chuyện mình biết các Sư cũng không mấy thiết tha đến việc giải hạn, phóng sinh, cúng bái, vân vân. Tuy nhiên, do phong tục tập quán, để giữ chân các Phật tử, cũng như thu hút các Phật tử đến chùa, các Sư đành lòng chiều theo lòng dân. Đa số dân Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên, đi chùa lễ Phật, nhưng cũng không tìm hiểu đạo Phật là gì. Góc nhìn về người Sư đa số đều là chán đời, hoặc không thể tồn tại ở đời nên vào chùa để sống cho nhàn. Hoặc góc nhìn thiên về mê tín hơn như giải hạn, xem ngày giờ, cầu xin, vân vân. Về việc này, mình không dám khẳng định là giả, vì Đức Phật cũng nói:
"Những gì Ta biết rõ bằng trí tuệ, giảng dạy dưới hình thức chân lý cho các thầy, thật ra chỉ là những chiếc lá có trong lòng bàn tay thôi. Trong khi đó nguồn trí tuệ mà Ta biết, chứng ngộ, thấu hiểu nhiều như là những chiếc lá trong rừng này. Thế nhưng tại sao bao nhiêu năm qua Ta lại không thuyết giảng những điều ấy? Bởi vì những điều ấy chẳng liên quan gì đến mục đích, đến căn bản của đời sống Thánh thiện. Không đưa đến sự viễn ly tham ái, kết thúc sầu bi, hướng đến an tịnh và giải thoát”.
Vì vậy mà có những hiện tượng siêu nhiên, chúng ta không thể giải thích bằng khoa học và logic được, tuy nhiên đối với Tăng thì nên dạy các Phật tử như lời Đức Phật dạy, đó là dạy cách thoát khổ. Hôm vừa rồi thầy Pháp Sứ có chia sẻ, một vị Sư chân thật sẽ không muốn các Phật tử phụ thuộc vào mình, mà hải đạo tự thân, chỉ có bản thân mỗi người mới cứu lấy được người đó, hay như tinh thần của thầy Goenka đó là chỉ có sự thực hành mới giải thoát được.
Có một số Sư muốn độ chúng sinh, muốn mang Phật Pháp đến nhiều người biết đến, vì vậy mà muốn xây dựng chùa vừa to vừa đẹp nên nhiều khi đã thỏa hiệp. Mình đã từng khuyên một Sư, Sư cứ tu tập thật tốt, đến duyên sẽ có người yểm trợ Sư để xây chùa. Nhưng mục đích xây chùa đẹp để làm gì? Liệu có nên tập trung vào việc xây chùa mà đánh mất đi đời sống của người tu hay không? Và nếu như người tu mà không có niềm tin hay đức tin nếu mình tinh tấn tu tập, thì tự khắc vạn vật sẽ theo chiều hướng có lợi cho mình thì nên xem lại?
Việc cúng dường bố thí cũng được các Thiền sư lớn giảng, như Sư Ông Thích Nhất Hạnh, hay thầy Goenka, Anja Chan. Cơ mà thật nực cười, là khi mình đi khóa tu, đụng một tí là có người nói làm cái này có phước lắm, hay làm cái kia công đức vô lượng thế này thế kia, mang yếu tố dẫn dụ nhiều hơn, mà không phải trên tinh thần phục vụ người khác.
Ngoài ra, có một ý hay đó là, mục đích của việc hiến tặng Dāna là không phải để thổi phồng bản ngã, mà là giảm bớt đi bản ngã, và làm cho nó tiêu tan. Chúng ta hiến tặng nhưng hãy quên đi, không nên kể công, không cần phải nêu danh, hay được công nhận, chỉ cần mình biết là được.
Cuối cùng không phải ai tu cũng đắc đạo, là Phật tử, nếu thấy các Sư tu sai thì nên góp ý để các Sư tinh tấn trong tu tập. Nếu nhận được sự cúng dường từ Phật tử tín tâm cúng dường cho Sư chân chính thì công đức bao la cho xã hội.
BÍ QUYẾT ĐI CHÙA THỜI MẠT PHÁP
Người chân tu họ thường ẩn dật trong rừng sâu tu tập và không cần ai biết đến khổ hạnh của mình chuyện này thì chỉ có một số rất rất ít, người tu bây giờ thực hiện được! Đa số Bây Giờ Tu Luôn Chìm Đắm Tiện Nghi cho nên chia thành 3 hạng thầy tu - nhà sư :
• Hạng Thứ Nhất : Chìm đắm trong tiện nghi nhờ bộ áo vàng và đầu trần (bạn nên nhớ cạo đầu chỉ là cầu đạo chưa phải là người tu). Hạng này chìm đắm trong tiện nghi và sung sướng, ăn ngon mặc đẹp, ăn có kẻ dưng, uống sữa Thay cho ăn ngọ, đi có kẻ đưa đón, đi ô tô ở hạng sang, xài iphone, ngủ điều hoà, hạng này thì tệ.
• Hạng thứ 2 : Thiểu Dục Tri Túc nhưng mong người ta biết mình thiểu dục tri túc, tức là thời này đa số thầy tu nhà sư chìm đắm trong tiện nghi và sung sướng như đặc biệt có vài vị có hạnh đặc biệt sống trong rừng, không đi dép hay không nhận tiền thì mong muốn hoặc khoe khoang cho người khác biết ta đây có hạnh đặc biệt, hạng này chỉ đở hơn hạng thứ nhất nhưng cũng chả phải tu mà là kinh doanh. Chiến lược marketing cúng dường nhiều nhiều vô nhờ vào hạnh đặc biệt mà vị đó có muốn người ta biết đến ta có thiểu dục tri túc.
• Hạng Thứ 3 : Chân Thành Thiết Tha Thiểu Dục Tri Túc và không hề mong mỏi người khác Biết Mình là Thiểu Dục Tri Túc, quyết tâm đi con đường của mình. Hạng này cũng còn nhưng mò kim đáy biển.
Tóm Lại : Cho nên các bạn cúng dường thì nên trí tuệ, hoặc làm phước, hoặc đi chùa thì tốt hơn hết mua trái cây cúng xong ra về, tránh tụ tập sẽ bị bày vẻ hay cúng kiếng, hay hùn phước, hay từ thiện, hay học này học kia các kiểu, đó chỉ là phương tiện marketing .Cẩn Thận! Becareful!
tiến sĩ vũ thế ngọc phản biện lại thầy chân tính như thế này.
điều lo sợ của thượng tọa Thích Chân Tính, là nếu người ta bỏ đi tu theo hạnh đầu đà thì không còn ai dịch sách, in kinh, hay tu học kinh điển, thì vô cùng thơ ngây và đơn giản. thượng tọa Chân Tính quên rằng, Phật Pháp ngoài pháp hạnh Đầu Đà còn có rất nhiều pháp hạnh (thường gọi là 8400 pháp môn) mà người học Phật có thể tùy theo hoàn cảnh và nhân duyên mà theo đuổi. Xin nhắc lại, pháp hạnh Đầu Đà chỉ là một giáo pháp chính truyền, nhưng xưa nay rất khó có người thực hành, nên bây giờ người Việt Nam dù ca tụng sư Minh Tuệ tu hạnh Đầu Đà, thì giống như chúng ta dù có ca tụng thi sĩ Nguyễn Du, nhưng không ai lo sợ rằng, toàn nước chỉ toàn người chỉ biết làm thơ.
kính thưa quý vị. sao đây là chiêu xoa diệu dư luận của thầy thích chân tính
những người chỉ trích phỉ bán các bậc cao tăng Thạt Đức, hãy xem lại lời nói của mình có đúng hay không. trong bài Nói chuyện trước, thầy có nói, Nếu đủ duyên, lần sau thầy sẽ nói về tương lai của sư Minh Tuệ. thế nhưng,
thầy thấy tương lai thì còn xa lắm, Bây giờ chúng ta hãy nói chuyện hiện tại. qua các clip do youtuber đưa lên mạng, chúng ta thấy lúc này sư Minh Tuệ có vẻ đã thấm mệt, vì số lượng người đeo bám sư ngày một Đông, gây ồn ào mất trật tự, cản trở giao thông, sư đã khuyên mọi người, hãy về nhà lo làm công việc của mình, đừng đi theo sư nữa, nhưng họ không nghe, cứ đi theo, khiến sư phải nhiều lần nhắc nhở và phiền não, chẳng may đám đông xảy ra xô xác đánh nhau, hoặc tai nạn giao thông, thì chắc chắn công an sẽ vào cuộc, và như vậy, việc bộ hành của sư khó có thể tiếp tục được. Đây, có phải là do những người ái mộ sư, thành ra hại sư hay không ? với tình hình hiện nay, một số người Nam, tự cạo tóc, tự đi theo sư ngày một nhiều, Không những thế, còn có mấy bà, mấy cô, cũng đến chỗ sư, tự cạo tóc, xin được theo sư. quả thật là bây giờ, mỗi ngày một phức tạp, quá ô hợp, gây rắc rối cho sư, thầy có lời khuyên những người thương kính sư, không nên đeo bám sư nữa, để cho sư Yên, quý vị đeo bám sư như vậy, chỉ làm phiền sư, gây chướng ngại trên đường tu hành giải thoát của sư mà thôi. quý vị hãy trả lại sự bình yên an lạc trên bước đường du hành của sư. đó, mới chính là cách thể hiện lòng thương kính sư thật sự.
Nhân tiện đây, thầy cũng xin nói thêm một ý này, qua các clip trên mạng, sư Minh Tuệ có tâm sự, Mình chỉ là người mới tập tu theo lời Phật dạy, không phải thầy sư gì cả, và sư Minh Tuệ cũng không nhận mình là tu sĩ trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. vậy, Bây giờ chúng ta nên gọi sư là gì cho phù hợp. theo thầy nghĩ, chúng ta nên gọi sư là hành giả Minh Tuệ. chữ Hành Giả này nghe cũng rất hay đó quý vị. vậy, hành giả có nghĩa là gì. chữ hành giả trong Phật Quang đại từ điển có giải thích là, hành giả, cũng gọi là hành Nhân, Tu Hành nhân, chỉ chung những người tu hành Phật đạo. như vậy, hành giả là người tu theo Phật, ai tu hành theo Phật, đều có thể gọi là hành giả. chúng ta gọi sư là hành giả Minh Tuệ, có lẽ phù hợp với việc tu hành hiện nay của sư hơn. Đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi, nếu đại chúng thấy hay thì dùng, còn không hay thì thôi. Xin cảm ơn đại chúng đã lắng nghe A Di Đà Phật
Nhận xét
Đăng nhận xét